Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông từ trần thọ 87 tuổi
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vừa trút hơi thở cuối cùng lúc 19 giờ 30 ngày thứ Hai 26 tháng 2 – 2018 tại bệnh viện Chợ Rẫy.Lễ động quan được cử hành vào lúc 12 giờ trưa ngày 2 tháng 3-2018 và được hỏa táng tại Trung Tâm Bình Hưng Hòa (VN) vây quanh linh cữu đa số là anh chị em gia đình cựu Thiếu Sinh Quân…Anh em Cựu Thiếu Sinh Quân ở SàiGòn đã đến nhà riêng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông trong tang lễ ngày 1 tháng 3-2018, cũng như đứng dàn chào dọc theo lễ tiễn đưa…Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (sinh năm 1932), là một nhạc sĩ gắn liền với quân ngũ từ thiếu thời ở bậc Trung học đệ nhất cấp từ năm 14 tuổi- Từng là một nhạc sĩ quân đội với chức vụ cao quyền thế trong làng văn nghệ Việt Nam và nổi tiếng trước 1975. phục vụ liên tục trong quân đội cho đến 1975 vì thế đã phải chịu nhiều năm tù đầy “cải tạo”……Một số bút danh khác của ông là Phượng Linh, Phương Hà, Vì Dân và Đông Phương Tử.Cuộc đời binh nghiệp nổi bật qua các sáng tác về đời lính chiến:– Nguyễn Văn Đông sinh ngày 15 tháng 3 năm 1932 tại quận 1, Sài Gòn nhưng nguyên quán của ông ở Lợi Thuận, Bến Cầu, Tây Ninh. Thuở bé, do điều kiện gia đình, ông học ở nhà dưới sự hướng dẫn của thầy học. Sau ông theo học bậc trung học tại trường Huỳnh Khương Ninh, Đa Kao.– Năm 1945, chính quyền Pháp đóng cửa trường Huỳnh Khương Ninh. Năm 1946, gia đình gửi ông vào trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam ở Vũng Tàu, khi ấy ông mới 14 tuổi.– Thời gian tại trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, ông được học nhạc với các giảng viên âm nhạc của Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Pháp sang giảng dạy. Chỉ sau một thời gian ngắn sau, ông trở thành một thành viên của ban quân nhạc Thiếu Sinh Quân, học cách sử dụng nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Năm 16 tuổi, ông đã có những sáng tác đầu tay như “Thiếu Sinh Quân Hành Khúc”, “Tạm Biệt Mùa Hè”. Năm tháng quân trường đầu đời tốt đẹp khiến ông luôn ghi nhớ với định hướng thành công trong cuộc đời từ rèn luyện dưới mái quân trường…– Sau khi tốt nghiệp trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, ông nhập ngũ chính thức vào Quân Ðội Quốc gia Việt Nam. Năm 1951, ông được cử theo học khóa 4 trường Võ Bị Sĩ Quan (Vũng Tàu) và tốt nghiệp thủ khoa với cấp bậc Thiếu Úy vào năm 1952. Năm sau, ông được cử đi học khóa huấn luyện “Ðại Đội Trưởng” tại trường Võ Bị Ðà Lạt. Năm 1954, ông được gửi ra Hà Nội theo học khóa “Tiểu Đoàn Trưởng” tại trường chiến thuật Hà Nội. Ra trường, ông nhận chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Trọng Pháo 553, trở thành Tiểu Đoàn Trưởng trẻ nhất của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam khi mới 24 tuổi.– Sau Hiệp Định Genève 1954, ông chuyển vào Nam, phục vụ tại Phân Khu Đồng Tháp Mười với chức vụ Trung Úy Trưởng Phòng Hành Quân. Thời gian này, ông còn kiêm nhiệm chức Trưởng Phòng 3 (Tác Chiến) của Phân Khu, dưới quyền Đại Tá Nguyễn Văn Là, tham gia Chiến Dịch Thoại Ngọc Hầu 1956. Bấy giờ, tướng Dương Văn Minh là Tư Lệnh Chiến Dịch, từng đến bắt tay ông tỏ lòng ngưỡng mộ. Bức ảnh chụp tướng Minh bắt tay ông đã được in trên trang nhất của báo Chiến Sĩ Cộng Hòa. Ông thăng đến chức đại tá trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.– Sau ngày Miền Nam thất thủ.. 30 tháng 4/ 1975, Nguyễn Văn Đông bị bắt đi tù “học tập cải tạo” 10 năm trại giam cuối là trại Suối Máu- L4-T3 và nhiều lúc nằm cáng bệnh xá, rồi bị đặc biệt chuyển về khám chí hòa giam cạnh cựu tổng trưởng Hồ Văn Châm, nhiều Linh Mục Thượng Tọa danh tiếng (như ông cho biết năm 2014- qua email, không hiểu tại sao lại bị buộc rời khỏi trại cải tạo sang khám Chí Hòa như thế, cho đến ngày được thả về trong tình trạng bại liệt.Gần như ông đã sống không sôi nổi những năm sau đó trong tình quý mến thăm hỏi của anh chị em trong giới văn nghệ và gia đình cựu Thiếu Sinh Quân VNCH một cách đều đặn, “Dù sau này cũng có vài sáng tác mới kể cả một ca khúc viết về ca ngợi việc bảo vệ Hải đảo Trường Sa- nhưng cho đến nay một số sáng tá này không mang âm hưởng xưa cũ từng làm thành danh, viết về chủ đề người lính miền Nam thời trước 1975” (ông vẫn còn được yêu mến và nhớ đến từ các bài hát cũ trong vai trò một người lính chiến miền Nam.)Ông sống tại -Phú Nhuận, Sài Gòn cùng gia đình, thành công trong lãnh vực mở Quán Bánh Mì Déli Nhiên Hương tại 271A Nguyễn Trọng Tuyển có tiếng do vợ của ông là bà Nguyệt Thu quán xuyến. Trung Tâm Thúy Nga và một hai nhà tài trợ tư nhân tại Nam và Bắc Cali mời ông sang Mỹ cho một chương trình ca nhạc.Nhớ lại qua một email riêng còn lưu trữ, ông cho biết không được cấp Visa vì phái đoàn phỏng vấn ác cảm với ông về việc ông rút lại hồ sơ đi theo diện HO. Nhưng cũng có một nguồn tin thân cận khác khó kiểm chứng, nhưng nay mới dám nêu lên đó là ông cũng từng vượt biên bị bắt, và từ đó ông dùng một lý lịch khác… người kể ra câu chuyện này được giữ kín từ quãng thời gian 1999, tự nhận là một cựu tài xế ngày xưa cho ông trong Quân ngũ..(?)Trung Tâm Asia có vinh danh tên tuổi ông trong chương trình “DVD 48-Asia- “75 Năm âm nhạc Việt Nam” vào tháng 10-2005 với tiếng hát Thanh Tuyền (xem online Trung Tâm Asia) và youtube Trung Tâm Paris By Night có vinh danh tên tuổi ông trên livestream và từng dự định làm chương trình chủ đề về Nguyễn Văn Đông với những ca khúc tình lính chiến VNCH (ca ngợi người lính bảo vệ Miền Nam) nhưng ý nguyện bất thành…Hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc– Nguyễn Văn Đông từng nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc ở Sài Gòn trước 30 tháng 4 năm 1975. Trong thập niên 1950, Nguyễn Văn Đông nổi tiếng khi là Truởng Đoàn văn nghệ Vì Dân với thành phần ca nhạc sĩ tên tuổi như Mạnh Phát, Minh Kỳ, Hoài Linh, Thu Hồ, Quách Đàm, Minh Diệu, Khánh Ngọc và các nghệ sĩ danh tiếng như Kim Cương, Vân Hùng, Ba Vân, Bảy Xê, Trần Văn Trạch, diễn viên điện ảnh Trang Thiên Kim… Ông đã tổ chức và điều khiển các chương trình đại nhạc hội tại Sài Gòn và khắp các tỉnh của Việt Nam Cộng Hòa.– Từ năm 1958, Nguyễn Văn Đông là trưởng ban ca nhạc Tiếng Thời Gian của Đài Phát Thanh Sài Gòn, gồm những danh ca, nhạc sĩ danh tiếng như Lệ Thanh, Hà Thanh, Minh Diệu, Khánh Ngọc, Mạnh Phát, Thu Hồ, Quách Đàm, Anh Ngọc… Năm sau ông là trưởng ban tổ chức Đại hội thi đua Văn nghệ toàn quốc ở cấp quốc gia, đã quy tụ trên 40 đoàn văn nghệ đại diện cho cả miền Nam cùng tranh giải suốt 15 ngày đêm tại Sài Gòn. Ông cũng từng nhận giải Âm Nhạc Quốc Gia, một giải thường do Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân trao tặng.– Nguyễn Văn Đông còn là giám đốc hãng băng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca có rất nhiều quyền quyết định tạo tên tuổi sự nghiệp và chỗ đứng của nhiều ca nhạc sĩ Việt Nam, (theo bài viết về ông và các bài phỏng vấn và thư viết riêng đã có trên www.nvnorthwest.com) 10-2016 và 1-2014. Ông cũng cộng tác với những nhạc sĩ tên tuổi như Lê Văn Thiện, Văn Phụng, Nghiêm Phú Phi, Anh Bang, Y Vân… Hai cơ sở của ông cho ra đời nhiều chương trình tân nhạc cũng như cổ nhạc gồm các vở tuồng và cải lương.Chính Nguyễn Văn Đông là người đã tiên phong thực hiện album riêng cho từng ca sĩ mà trước đó chưa từng ai làm. Ông đã có sự gắn bó với Khánh Ngọc, Kim Cương, Hà Thanh khi những người này còn rất mới. Ông có công thực hiện loạt băng nhạc Sơn Ca nổi tiếng trong đó có Khánh Ly với băng nhạc Sơn Ca , Thái Thanh và ban Thăng Long- Sơn Ca 10, Lệ Thu – Sơn Ca 9, Phương Dung – Sơn Ca 5 và 11, Giao Linh – Sơn Ca 6, Sơn Ca – Sơn Ca 8… và một số album riêng cho Trịnh Công Sơn.– Nhiều sáng tác của Nguyễn Văn Đông viết về chủ đề người lính miền Nam thời đó. Nhạc phẩm “Phiên Gác Đêm Xuân” được ông viết vào đêm 30 Tết năm 1956 khi gác phiên ở khu 9 Đồng Tháp Mười. “Chiều Mưa Biên Giới” ra đời năm 1956 và nổi tiếng qua tiếng hát của Trần Văn Trạch. “Chiều Mưa Biên Giới” và “Mấy Dặm Sơn Khê” đã từng gây cho ông nhiều khó khăn khi bị Bộ Thông tin Việt Nam Cộng Hòa ra quyết định cấm phổ biến vì lý do phản chiến vào năm 1961, hoặc đã buộc phải thay đổi một vài chữ trong ca khúc.“KhúcTình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp” nổi tiếng qua tiếng hát của Hà Thanh nhưng thường bị nhầm với nhạc phẩm Khúc Tình Kinh Kha của Phạm Duy. Hà Thanh cũng chính là ca sĩ trình bày thành công nhất các nhạc phẩm của ông.– Nguyễn Văn Đông còn có nhiều bút danh khác như Phượng Linh, Phương Hà trên một số nhạc phẩm tình cảm như “Khi Đã Yêu“, “Thầm Kín”, “Niềm đau dĩ vãng”, “Nhớ một chiều xuân”… Với bút danh Đông Phương Tử và Phượng Linh, ông đã viết nhạc nền và đạo diễn cho trên 50 vở tuồng, cải lương nổi tiếng ở miền Nam trước năm 1975 như Nửa Đời Hương Phấn, Đoạn Tuyệt, Tiếng Hạc Trong Trăng, Mưa Rừng…Một số tác phẩm mang tính chiến dịch và phục vụ cho các giờ phát thanh:– Anh Trước – Tôi Sau, Bà Mẹ Hai Con, Bài Ca Hạnh Phúc, Bến Đò Biên Giới, Bông Hồng Cài Áo Trắng, Chiều Mưa Biên Giới, Chúc Tết (Đông Phương Tử) Chuyện tình hoa pensée Cuốn theo chiều gió Cung thương ngày cũ (đồng sáng tác với Mạnh Phát) Dáng xuân xưa Đêm buồn (đồng sáng tác với Lam Phương) Đêm thánh huy hoàng Đôi bờ thương nhớ Đồng Tháp duyên gì (ký bút hiệu Vì Dân và viết chung với Minh Kỳ) Hải ngoại thương ca Hiến dângKhúc tình ca hàng hàng lớp lớp Khúc xuân ca Lá thư người lính chiến, Lời hứa ban đầu (Phương Hà), Màu xanh Noel (Phương Hà), Mấy dặm sơn khê, Mùa sao sáng,, Ngày mai anh về, Ngày vui pháo nhuộm đường, Người tình yêu dấu, Nguyện cầu trên bến ngàn năm, Nếu có em bên anh, Nhớ một chiều xuân, Nhớ người viễn xứ (đồng sáng tác với Lâm Tuyền), Núi và gió, Phiên gác đêm xuân, Sắc hoa màu nhớ (Vì Dân), Thu hoài cảm, Tình cố hương, Tình đầu xót xa, Trái tim Việt Nam, Truông mây, Về mái nhà xưa, Vô thường, Việt Nam hôm nay (Phương Hà), Xa người mình yêu (Phương Hà), Xin chúa thấu lòng con.Một số sáng tác ký tên Phượng Linh– Bóng nhỏ giáo đường, Cay đắng tình đời, Chiếc bóng công viên, Cô nữ sinh Gia Long, Dạ sầu, Đoàn chim cánh sắt (đồng sáng tác với Ngọc Sơn), Đom đóm, Đoạn tuyệt, Giáo đường chiều chủ nhật, Khi đã yêu, Lời giã biệt, Nỗi buồn duyên kiếp, Niềm đau dĩ vãng, Thầm kín (Bẽ bàng), Thương muộn, Thương về mùa đông biên giới, Tình người ngoại đạo, Xin Đừng trách anh.Một số sáng tác Nguyễn Văn Đông soạn lời Việt:Ave Maria (Franz Schubert), Đêm Thánh Vô Cùng (“Stille Nacht” của Franz Xaver Gruber), Hồi Chuông Nửa Đêm (“The One Horse Open Sleigh“, tức “Jingle Bells“, của James Pierpont)Vinh Danh Dòng Nhạc Lính VNCH Trước 1975…Dù muộn màng, nhưng cuối cùng Trung Tâm Thúy Nga cũng sẽ thực hiện một chương trình DVD thu hình cho Cố Đại Tá Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông với chủ đề Chiều Mưa Biên Giới vào ngày Chúa Nhật 29-4-2018 tại SaiGon Performing Center- Cali. Với hình ảnh nhạc sĩ mang lon đại tá VNCH, của người sĩ quan từng bị giam cầm 10 năm tù cải tạoĐây là mong muốn của Trung Tâm nhưng chủ đề nhằm đề cao vai trò người chiến sĩ VNCH, khiến trước đây NS Nguyễn Văn Đông không có cơ hội được cấp Visa. Nhưng bây giờ thì dù có vinh danh người quá cố cũng sẽ không gây ra những thương tổn khó khăn cho gia đình bởi nhà cầm quyền CS Việt Nam từng ngăn trở “Chủ đề Nhạc Lính” do Thgúy Nga đề nghị, như lúc nhạc sĩ còn sống../.Những ca khúc quen thuộc tìm thấy tràn ngập qua Youtube / CD và Amazon của Nguyễn Văn Đông: Tình Người Ngoại Đạo, Chiều Mưa Biên Giới, Nhớ Một Chiều Xuân, Về Mái Nhà Xưa, Sắc Hoa Màu Nhớ, đồng thời cũng có Tình Thu Trên Sông Seine (sáng tác sau này – 2015)
(một số chi tiết được trích dẫn từ – bản tin của “Tổng Hội Thiếu Sinh Quân VNCH- nhiệm kỳ thứ 20″ và Tạp Chí Cỏ Thơm- NS Phan Anh Dũng) Kim Long giới thiệu trên trang NVTB
Tình Thu Trên Sông Seine một trong vài sáng tác hiếm hoi cuối đời…
Tình Thu trên sông Seine- Nguyễn văn Đông – Tâm Hảo 2016 Nghe Xuân Thanh hát, Duy Cường hòa âm đã được nhạc sĩ cho quyền xử dụng phát hành thành CD-DVD hoặc phổ biến trên Amazon (2015): https://www.youtube.com/watch?v=oemwtbJy3Fw