Mướp là một trong những loại rau rất phổ biến, toàn thân đều là bảo vật, có công dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát máu, cầm máu, thông kinh lạc, làm đẹp da, chống ung thư…
Mướp còn được gọi là “quả mướp dược liệu”, “sứa thực vật”. Theo Y học cổ truyền, mướp có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu, cầm máu, thông kinh lạc, lưu thông khí huyết, làm đẹp da, chống ung thư.
Nước ép mướp là một sản phẩm làm đẹp rất tốt, thậm chí còn được mệnh danh là “nước làm đẹp”, các cô gái mê làm đẹp nhất định không nên bỏ qua!
8 lợi ích sức khỏe của mướp
- Trị chứng ra mồ hôi nhiều: Đốt mướp già thành than, nghiền thành bột mịn, rắc vào giày, đi trong nửa tháng. Rắc bột than mướp vào giày trong nửa tháng sẽ khử sạch mùi hôi… (Pixabay)
- Khỏe Não: Hàm lượng vitamin B cao trong mướp có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ em và sức khỏe trí não của người trung niên và cao tuổi.
- Làm trắng da và chống lão hóa: Nước ép mướp được mệnh danh là “nước làm đẹp” chứa nhiều vitamin nhóm B ngăn ngừa lão hóa da. Lấy trực tiếp nước lá mướp trộn với mật ong hoặc glycerin vừa đủ để bảo vệ da, trừ mụn, giúp da trắng sáng và mềm mịn.
- Giảm viêm họng: Viêm họng hạt là bệnh do vi khuẩn gây ra, có thể chia thành viêm họng hạt cấp tính và viêm họng hạt mãn tính. Xơ mướp rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt, thêm lượng đường thích hợp, ngày 1 thìa, ngày 3 lần, có thể làm dịu cổ họng. Mướp có thể giúp giảm viêm họng rất hiệu quả… (Pixabay)
- Cường tim: Y học hiện đại cho thấy, mướp có chứa saponin, chỉ có thể tồn tại trong dược liệu như nhân sâm, có tác dụng cường tim, chủ yếu là tăng cường chức năng của cơ tim.
- Chống dị ứng: Chất chiết xuất từ xơ mướp có tác dụng phòng ngừa rõ ràng đối với vi rút viêm não Nhật Bản. Một chất chống dị ứng là axit linoleic cũng được chiết xuất từ dịch nuôi cấy mô xơ mướp, có tác dụng chống dị ứng mạnh.
- Thanh nhiệt, mát huyết: Ăn kiêng mùa hè chủ yếu dựa vào thanh nhiệt giải nhiệt, mướp là nguyên liệu thanh nhiệt trong mùa hè nắng nóng, dùng thích hợp có tác dụng thanh nhiệt, mát huyết, trừ đờm, giải độc. Phù hợp với những người bị nhiệt miệng, phát sốt khát nước và những người bị khô miệng vào mùa hè nóng nực.
- Bổ sung kali: Theo số liệu, hàm lượng kali trong 100 gam mướp là 115 mg, những người nhịn ăn, ăn kém, tiêu chảy, nôn mửa, đổ mồ hôi nhiều sẽ khiến cơ thể mất một lượng lớn kali, những người cần dùng thuốc lợi tiểu điều trị dài ngày cũng dễ bị thiếu hụt Kali, nếu bạn có thể ăn một lượng nhỏ mướp thường xuyên, bạn có thể tránh được nỗi lo thiếu kali.
Món ngon từ mướp
Có nhiều cách để ăn mướp, có thể xào, nấu canh hoặc làm món nguội. Cần lưu ý nhiều thành phần trong mướp không chịu được nhiệt độ cao, dễ bị phá hủy khi tiếp xúc với nhiệt, vì vậy khi nấu cần thao tác nhanh và dùng nhiệt lượng vừa đủ.
2. Mướp hấp cách thủy: Mướp gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc 1,5 cm. Hấp cách thủy trên lửa lớn trong 7 phút, chắt lấy nước, cho dầu vào chảo, phi thơm tỏi, cho lên trên mướp, thêm một chút xì dầu và dầu mè.
3. Canh mướp đậu phụ
Rửa sạch mướp hương, gọt bỏ hai đầu, thái miếng nhỏ cùng với đậu phụ, chần riêng, cho nước luộc gà vào nồi, đun sôi với muối, giấm và hạt tiêu, cho mướp hương, đậu phụ, hành lá và gừng vào đun sôi. Sau đó cho trứng vào khuấy đều, thêm chút bột ngọt rồi nhỏ vài giọt mỡ gà đã nấu chín.
4. Canh mướp hương tôm thịt
Mướp gọt vỏ, cắt khối vuông, chần qua tôm; đổ nước luộc gà vào nồi, nêm chút muối, đun sôi, cho mướp cắt hạt lựu vào, thêm bột ngọt, cho tôm vào, rưới dầu mè lên.
Xơ mướp tính lạnh, có tác dụng làm thông ruột, chống tiêu chảy, đối với người tỳ vị hư yếu thì nên cẩn thận. Mướp không thích hợp để ăn nhiều, dùng nhiều quá có thể tổn hại dương khí, mỗi ngày chỉ nên ăn 1 đến 2 khúc.
Thái Hà
– Theo NTD